Ai là người hứng chịu sự im lặng…?

Ai là người hứng chịu sự im lặng…?

Chúng ta thường nói đến việc “seen không rep” và những ảnh hưởng của nó đến với công việc hiện tại.

Bài viết này, hãy cùng mình nhìn nhận vấn đề từ 1 khía cạnh khác. Khía cạnh về cảm xúc của người phải chịu sự im lặng này nhé!

Nhiều bạn hay nói với mình rằng:

  • Cái thằng A làm việc như ấy, tao gửi email cả tuần ko thèm rep
  • Cái em B kia tao chat cả tuần order cái tài liệu mà seen xong lặn không sủi tăm
  • Cái chị C ......

Chả hiểu các ông/bà ý cả ngày làm gì nhỉ? Làm vậy mà cũng làm được.

===================

Tôi liền hỏi lại: Vậy thế mày đã bao giờ:

- Đọc email của người khác mà không trả lời
- Đọc tin nhắn của người khác và không phản hồi CHƯA?

Cậu bạn tôi: Có chứ, nhưng nghĩ tao vẫn bực lắm

================

Lúc đó tôi chỉ im lặng và thầm nghĩ: Con người luôn khắt khe với người khác - Nhưng lại luôn dễ dãi với chính bản thân mình.

Cậu bạn tôi trách người khác thế này thế kia, nhưng chính cậu ấy cũng đã nhiều lần làm như vậy với những người đồng nghiệp khác.

Bạn thấy đấy. Khi sự im lặng của người khác làm công việc của bạn bị ảnh hưởng, thì đừng trách người ta. Bạn thử hãy nghĩ lại xem bạn đã bao giờ làm những điều đó với người khác hay chưa?

“Khi bạn tạo ra sự im lặng của một cuộc trò chuyện, thì đó sẽ là nguyên nhân chính cho sự im lặng của các trò chuyện khác”.

Khi bạn im lặng, nó không chỉ đơn giản chỉ là không nói gì - không phản hồi. Mà nếu điều đó xảy ra thường xuyên thì nó sẽ tạo ra thói quen làm việc không chuyên nghiệp, không phản hồi, thiếu tôn trọng người khác. Mình chắc rằng, điều này sẽ tác động không nhỏ đến cách làm việc của người khác đối với bạn.

Và cuối cùng, tất cả sự im lặng mà bạn đang chịu, lại chính là sự im lặng mà bạn đã trao cho người khác.

Nên bắt đầu từ bây giờ, bạn hãy hình thành thói quen trả lời ngay khi vừa nhận thông tin đi nhé. Nếu bạn không thể trả lời lại ngay, bạn có thể hẹn họ 1 deadline cụ thể. Chứ đừng im lặng nha….!!!

#TraLoiNgay #TonTrongCaNhan #TinhThanDongDoi